Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Game cờ tướng – Luật cao cấp và Luật xử hòa

Cờ tướng là thú chơi tao nhã của các bậc quan quân thời xưa, và cho tới nay cờ tướng đã thực sự là một môn thể thao trí tuệ hấp dẫn. Cũng như cờ vua đã được đưa vào là một môn thể thao chính thống, nhưng không phải ai chơi cờ tướng cũng nắm được toàn bộ luật   của món cờ này!
Các luật cơ bản chắc mọi người đã phải nắm rất rõ để có thể chơi được. Nhưng còn một số luật mà người chơi cũng nên biết nếu chẳng may gặp phải tình huống tương tự!

LUẬT CAO CẤP: Tất cả nước đi theo luật cơ bản là hợp lệ ngoại trừ các tình huống sau:
1. Chiếu dai: Chiếu liên tục đối phương bằng 1 hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ
2. Đuổi dai: Liên tục đuổi một quân của đối phương bằng một hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ.
+ Khi một bên vi phạm luật cao cấp và bên kia không vi phạm, bên vi phạm bị xử thua.
+ Khi cả hai cùng vi phạm luật cao cấp, ván cờ được xử hòa.
+ Khi một bên vi phạm luật chiếu dai, một bên vi phạm luật đuổi dai, bên chiếu dai bị xử thua.
Luật game co tuong cho phép giới hạn một bên chiếu hoặc đuổi 6 nước liên tục với 1 quân, 12 nước liên tục với 2 quân và 18 nước liên tục với 3 quân. Nếu quá giới hạn sẽ áp dụng luật cao cấp.

LUẬT XỬ HÒA: Khi cả hai bên không có khả năng thắng, người chơi nên quyết định hòa ván chơi. Để tránh ván cờ kéo dài quá lâu, Luật cờ tướng đưa ra 3 trường hợp để xử hòa:
1. Effective Rule( Luật nước đi có hiệu lực): Khi tổng số nước đi bằng 120 nước (không tính những nước đuổi và chiếu, cũng như nước đối phó với nước đuổi và chiếu)
2. Progress Rule (Luật tiến triển): Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi Tốt đã sang sông và tiến lên một bước – game co tuong

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Cao thủ Trần Quới

Danh thủ Trần Quới, sinh năm 1957 ở Chợ Lớn được những người hâm mộ cũng như giới cờ giang hồ biết đết dưới biệt danh "Lác chảy". Chữ "lác" theo tiếng Hải Nam là sáu, như vậy anh lác là anh Sáu, còn "Lác chảy" có nghĩa là thằng "Sáu Nhóc".


Có bố là người Hoa nhưng Trần Quới lại biết nói nhưng không biết chữ. Còn tiếng Việt thì học ở cấp hai dang dở, do gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Trần Quới đi giang hồ từ rất sớm. Năm 12 tuổi được bố huấn luyện đánh cờ nhưng với trí thông minh và tư duy cờ tướng hơn người, Trần Quới đã vượt lên bằng "đôi hia bảy dặm" mà giới cờ Tướng Sài Gòn không ai ngờ đến.

Danh thủ Khổng Tường Thái lúc sinh thời đã từng đánh giá kỳ nghệ của Trần Quới bằng bốn chữ: "Nhất bộ đăng thiên" ám chỉ trình độ cờ Tướng của Trần Quới chỉ một bước là lên tới trời.

15 tuổi Trần Quới đã có thể kiếm sống bằng nghề cờ Tướng. Lúc này quán cafe Nam Viên ở đường Mạnh Tử (Chợ Lớn) hàng ngày dân chơi cờ độ tập trung ở đây rất đông. Một số kỳ thủ như Khổng Tường Thái, Trần Đại Sanh lúc đầu muốn thử tài "chú nhóc" Lác chảy nên chấp Lác chảy hai Mã. Lác chảy rất tinh khôn trong lĩnh vực "câu độ" nên mấy kỳ thủ này tuy thua nhưng cũng rất "hài lòng" vì trong 5, 3 ván cũng có chiến thắng lại một vài ván. Có những độ cờ khó khăn quá thì có bố là Trần Anh Minh ngồi ngoài giúp sức bằng những "morse" nên ngày nào Trần Quới cũng có thừa tiền tiêu.

Đến năm 1975 thì trình độ cờ Tướng của Trần Quới đã cao thâm lắm rồi. Trong các trận thi đấu cờ Tướng của các danh thủ hàng đầu Sài Gòn lúc bấy giờ, Trần Quới đều có đi xem và lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích, học khai cuộc game co tuong của các bậc đàn anh. Trong các ván cờ, còn điều gì thắc mắc, Trần Quới đều đem ra hỏi lại bố hoặc được các danh thủ Trần Dụ Thám, Tất Kiên Dương, Trần Đình Thủy, Văn Hư Bạch là các danh thủ người Hoa chỉ bảo tường tận. Cho đến đầu năm 1976 giải vô địch cờ Tướng mừng xuân do Sở Văn hóa Thể thao thành phố HCM tổ chức thì Trần Quới mới ghi tên tham dự. (Theo: Bạn cờ)

Còn tiếp…